Tang huyet ap va nhung dieu ma ban can biet

Tang huyet ap va nhung dieu ma ban can biet

Tang huyet ap va nhung dieu ma ban can biet

Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Theo Tổ ch...
tháng 12 14, 2022

Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có gần 1,3 tỷ người trên thế giới bị cao huyết áp nhưng hơn một nửa trong số đó không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp (HA) là lực tác động của máu lên thành các động mạch, được tính bằng đơn vị mmHg và có hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) chỉ số đầu, là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp.
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) chỉ số sau, là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.


Tăng huyết áp hay còn gọi tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính, xảy ra khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Nếu huyết áp tăng cao trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mạch máu và gây ra những chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh như: suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.



Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm và phổ biến hiện nay

Nguyên nhân tăng huyết áp

Hiện nay, tăng huyết áp được chia làm 2 loại: Tăng huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp vô căn) và tăng huyết áp thứ phát. Mỗi loại có một nguyên nhân khác nhau:

1. Tăng huyết áp nguyên phát (vô căn)

Tăng huyết áp nguyên phát là thể tăng huyết áp thường gặp nhất và không thể xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị tăng huyết áp thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh, vì bệnh này có tính di truyền.
  • Tuổi tác: Huyết áp tăng dần theo độ tuổi nên những người lớn tuổi (trên 65) là những đối tượng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.
  • Béo phì: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong đó có tăng huyết áp.
  • Bệnh lý: Người mắc bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa là những đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn người bình thường.
  • Muối: Tiêu thụ quá nhiều muối trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bởi muối làm tăng hấp thu nước vào máu.
  • Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá,...cũng là những yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp.


2. Tăng huyết áp thứ phát

Khoảng 10% người mắc bệnh tăng huyết áp rơi vào trường hợp này. Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát có thể kể đến như:

  • Mắc bệnh lý về thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận,...
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau không kê đơn, hormone thay thế hoặc thuốc tránh thai,…
  • Một số bệnh lý liên quan đến nội tiết như suy giáp, cường giáp…
  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ




Bệnh thận là một trong những nguyên nhân thường gặp trong tăng huyết áp thứ phát

Triệu chứng tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính, diễn biến trong âm thầm, thường không có biểu hiện hoặc biểu hiện hết sức mơ hồ như:

  • Đau đầu, chóng mặt
  • Chảy máu cam
  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Xuất huyết dưới kết mạc
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi


Cũng vì triệu chứng tăng huyết áp không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên có rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi bệnh đã trở nặng, xuất hiện biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận…. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người, nhất là người lớn tuổi nên thăm khám, kiểm tra huyết áp định kỳ hàng năm để kiểm soát huyết áp vì huyết áp có xu hướng tăng dần theo tuổi.

Cách chẩn đoán tăng huyết áp như thế nào?

Để chẩn đoán tăng huyết áp, cách duy nhất là đo huyết áp. Hiện nay, có ba cách đo huyết áp để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Đo huyết áp tại phòng khám: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
  • Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tự động 24h: Huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 80 mmHg.
  • Đo huyết áp tại nhà (đo nhiều lần): Huyết áp tâm thu ≥ 135 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.


Huyết áp bao nhiêu là cao?

Thông thường, huyết áp được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg thì sẽ được chẩn đoán tăng huyết áp.

Theo Hội tim mạch và Huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018, huyết áp cao được chia làm 3 giai đoạn:

  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg




Một người được chẩn đoán cao huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg

Biến chứng của bệnh cao huyết áp

Theo một số nghiên cứu, cao huyết áp nếu không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người bệnh như:

  • Biến chứng tim mạch: phì đại cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim.
  • Biến chứng ở não: suy giảm trí nhớ, thiếu máu não, xuất huyết não, đột quỵ.
  • Biến chứng ở thận: tổn thương thận, suy thận ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Biến chứng ở mắt: xuất huyết võng mạc, phù đĩa thị giác làm giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là gây mù.
  • Biến chứng mạch ngoại vi: phình động mạch, hẹp động mạch chi dưới (động mạch chậu, động mạch đùi, động mạch chân) gây đau chân khi đi lại.
  • Rối loạn chức năng tình dục: Rối loạn cương dương ở nam, giảm ham muốn ở nữ.


Cách điều trị bệnh tăng huyết áp

Hiện nay, việc điều trị cao huyết áp sẽ dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Tuy nhiên, mục tiêu điều trị chung cho hầu hết các trường hợp là duy trì huyết áp dưới 130/80 mmHg và giảm tối đa nguy cơ biến chứng.

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp: Thuốc được sử dụng để điều trị huyết áp cao thường là thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB), thuốc chặn canxi, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn alpha-beta, thuốc đối kháng Aldosterone, thuốc ức chế renin, thuốc giãn mạch,... Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu và dùng trong bao lâu.

Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, không nên tự ý thêm, bớt thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó, người bệnh nên tự kiểm tra, theo dõi huyết áp thêm tại nhà, thông báo cho bác sĩ nếu chỉ số huyết áp thay đổi bất thường, gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Điều trị không dùng thuốc: Với những trường hợp tăng huyết áp nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, luyện tập thể dục đều đặn, thay đổi chế độ ăn (ăn dưới 5g muối/ngày, giảm mỡ béo), duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân nếu thừa cân béo phì, tránh xa các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá), tránh căng thẳng, bổ sung các dưỡng chất giúp điều hòa mỡ máu và huyết áp... thì huyết áp sẽ được kiểm soát mà chưa cần sử dụng đến thuốc.

Cách làm hạ huyết áp ngay tại nhà

Khi mắc bệnh cao huyết áp, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng huyết áp tăng đột ngột bất cứ lúc nào. Chính vì thế, bỏ túi một số cách làm hạ huyết áp đơn giản để khi huyết áp tăng cao áp dụng là điều hết sức cần thiết.

1. Ngâm chân trong nước nóng

Ngâm chân trong chậu nước nóng khoảng 10-15 phút khi huyết áp tăng cao có thể giúp ngăn máu chảy lên não và chảy về phía bàn chân, từ đó giúp huyết áp dần trở lại bình thường.

2. Uống ngay một ly nước

Một số trường hợp, mất nước có thể làm thể tích máu trong cơ thể giảm nhưng lại làm sức cản ngoại biên lại tăng lên, khiến huyết áp tăng cao. Chính vì vậy, khi bạn cảm thấy huyết áp có dấu hiệu tăng hãy uống 1 ly nước lọc.



Uống một ly nước lọc khi huyết áp tăng cao có thể giúp làm hạ huyết áp

3. Nghe nhạc cổ điển

Nghe những thể loại nhạc êm dịu như nhạc cổ điển hay nhạc thính phòng có thể giúp làm giảm hormone cortisol gây căng thẳng, hạ huyết áp.

4. Thư giãn với tư thế Savasana (tư thế xác chết)

Đây là một tư thế yoga có thể giúp giảm nhịp tim và giảm huyết áp đáng kể. Với tư thế này bạn chỉ cần nằm ngửa, nhắm mắt lại và thư giãn toàn bộ cơ thể trong khoảng 10 – 15 phút bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hơn.

5. Thở kiểu ong rít

Kiểu thở này có thể giúp bạn thư giãn, thoát khỏi cơn đau đầu và đau nửa đầu do tăng huyết áp. Với kiểu thở ong rít bạn chỉ cần ngồi xuống sàn với tư thế thoải mái, giữ lưng thẳng. Đặt 2 ngón trỏ vào 2 bên sụn tai, hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở mạnh để nghe được tiếng như tiếng ong kêu, lặp lại động tác 7-10 lần.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?

Theo các chuyên gia, cách phòng ngừa cao huyết áp tốt nhất chính là thực hiện lối sống tốt cho sức khỏe từ sớm.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh:


Một trong những biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp hữu hiệu là cải thiện chế độ ăn uống. Để phòng bệnh, mỗi người cần giảm ăn mặn (ít hơn 5g muối mỗi ngày). Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường, cholesterol, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như: bánh kẹo, nước ngọt, thịt đỏ, xúc xích, thịt xông khói, dầu động vật, nội tạng động vật,...

Đồng thời, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh và trái cây tươi chứa nhiều kali, vitamin C và E; ngũ cốc; protein từ cá;...

  • Kiểm soát cân nặng:


Các nghiên cứu cho thấy, béo phì có thể làm tăng nguy cơ cao huyết gấp 12 lần so với bình thường. Theo đó, để phòng ngừa cao huyết áp mỗi người nên cố gắng duy trì cân nặng ở mức bình thường (chỉ số BMI từ 18,5 đến 22,9), không để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông với nam, với nữ hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

  • Tăng cường hoạt động thể chất:


Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày với những bài tập phù hợp với sức khỏe ngoài giúp nâng cao sức đề kháng, giảm huyết áp còn giúp cơ thể dẻo dai, duy trì cân nặng phù hợp.

  • Cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng:


Một thái độ sống thư thái, tích cực sẽ làm giảm áp lực cho hệ tim mạch, phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả.

  • Tránh xa các chất kích thích:


Lạm dụng các chất kích thích rượu bia, thuốc lá… là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Do đó, bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia chính là biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp hữu hiệu nhất.

  • Đo huyết áp định kỳ:


Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, thăm khám đo huyết áp định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm tăng huyết áp ngay trong giai đoạn tiềm ẩn.

  • Bổ sung dưỡng chất kiểm soát mỡ máu, điều hòa huyết áp:


Như đã phân tích phía trên, nhiều trường hợp tăng huyết áp có nguồn gốc chủ yếu từ bệnh lý Mỡ máu. Mỡ máu bao gồm cholesterol và triglycerid, trong khi đó 80% lượng cholesterol trong cơ thể là do gan tổng hợp, chỉ một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn.

Do đó, ngoài chế độ ăn uống, luyện tập thể thao, việc điều hòa cholesterol nội sinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng ngừa tăng huyết áp.



Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về chỉ số đường huyết
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp

Tang huyet ap va nhung dieu ma ban can biet Tang huyet ap va nhung dieu ma ban can bietEli Style Review8.8stars based on9reviewsTăng huyết áp (cao huyết áp) là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Theo Tổ ch...

Blogger Comments

  • Dịch vụ:
  • Guest Post |
  • Dịch Vụ SEO |
  • SEO Services |
  • Backlinks |
  • Organic Traffic |
  • Social Marketing |
  • Create SEO Website