Chỉ số HbA1c được coi là chỉ số vàng trong kiểm soát đường huyết, chữa trị bệnh tiểu đường. Người bệnh nên hiểu chỉ số HbA1c là gì và tầm quan trọng của chỉ số này trong chữa bệnh.
1.Chỉ số HbA1c là gì?
– Xét nghiệm glycohemoglobin (HbA1c, A1c) là xét nghiệm máu giúp kiểm tra lượng glucose (lượng đường) gắn với hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Sự liên kết của hemoglobin và glucose sẽ tạo ra một lớp đường bao bọc xung quanh hemoglobin, lớp bao bọc càng dày khi lượng đường trong máu tăng thêm. Xét nghiệm HbA1c nói đơn giản là đo mức độ dày của lớp vỏ này. Những người có bệnh tiểu đường hay các bệnh khác làm tăng lượng đường trong máu có lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn bình thường.
– Xét nghiệm HbA1c có thể được dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
– Các xét nghiệm định lượng HbA1c kiểm tra lượng đường trong máu trong thời gian dài ở người bệnh tiểu đường, hầu hết các bác sĩ đều cho rằng, kiểm tra HbA1c là cách tốt nhất để xem xét một người kiểm soát tình trạng bệnh của mình như thế nào.
Trong khi đó, xét nghiệm chỉ số đường huyết tại nhà chỉ đo mức độ glucose trong máu tại thời điểm đó. Mà lượng đường trong máu thay đổi trong ngày vì nhiều lý do, bao gồm các yếu tố thuốc uống, chế độ luyện tập và ăn uống, mức độ insulin trong máu. Có thể thấy rằng, xét nghiệm HbA1c thấy rõ nhiều ưu điểm hơn. Xét nghiệm hữu ích cho người bị tiểu đường để họ biết trong thời gian qua quá trình kiểm soát đường huyết tốt chưa, các kết quả xét nghiệm này khác với xét nghiệm đường huyết, không phụ thuộc vào các yếu tố như trên.
– Bản chất là xác định % hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin, từ đó đánh giá được nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-4 tháng trước đó và cho biết kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường của bạn có cần phải điều chỉnh hay không.
– Xét nghiệm HbA1c cũng là một cách để bác sĩ phát hiện sớm các biến chứng do bệnh tiểu đường, chẳng hạn suy thận, các bệnh về mắt, chân và tê chân.
2. Khi nào cần xét nghiệm HbA1c?
– Tùy thuộc vào loại tiểu đường bạn mắc phải sẽ quyết định khả năng kiểm soát tiểu đường, và theo khuyến nghị của bác sĩ, xét nghiệm HbA1c có thể được tiến hành 2 – 4 lần mỗi năm. Khi mới bị chẩn đoán mắc tiểu đường, bác sĩ thấy bạn không kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm thường xuyên hơn.
– Nhằm mục đích chẩn đoán và sàng lọc, HbA1c có thể được thực hiện trong những lần bệnh nhân tiểu đường khám định kỳ hoặc khi bạn bị nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường vì có các dấu hiệu hoặc triệu chứng tăng đường huyết như:
+ Tăng khát nước, tăng đi tiểu
+ Người ở trạng thái mệt mỏi
+ Vết thương khó lành, dễ bị nhiễm trùng
3. Chỉ số HbA1c là chỉ số quan trọng trong kiểm soát đường huyết
– Chỉ số HbA1c có thể xét nghiệm ở bất kỳ thời điểm nào.
– Chỉ số HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ đường trong máu và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố làm thay đổi bất thường.
– Mặc dù chỉ số HbA1c không dự đoán trước những biến chứng của bệnh tiểu đường nhưng kiểm soát tốt sẽ làm hỗ trợ giảm biến chứng ở người bệnh.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm chỉ số HbA1c xuống 1% thì cũng giảm % các nguy cơ:
+ 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể
+ 16% khả năng bị suy tim
+ 43% nguy cơ bị cắt bỏ ngón chân hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên
– Chỉ số HbA1c không theo dõi đường máu hàng ngày, nên muốn xem xét sự dao động liên tục của lượng đường trong máu nên cần tự kiểm tra đường huyết để hiệu chỉnh insulin và thuốc, thay đổi lối sống sinh hoạt phù hợp cho người bệnh.
>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết hiển thị bao nhiêu thì bị tiểu đường?
>> Có thế bạn muốn biết: Tại sao phải xét nghiệm chỉ số HbA1c
[brandnote]
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về chỉ số đường huyết
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp
[/brandnote]